CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI MỘT

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI MỘT

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI MỘT

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI MỘT

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI MỘT
CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI MỘT

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI MỘT

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH

Bài Một: TÁNH BIẾT

Huynh Đệ Thiền Thương

 

 

 

Bồ-đề bổn vô thọ        
Minh kính diệc phi đài       
Bổn lai vô nhất vật       
Hà xứ nhạ trần ai?       

 

Tạm dịch: Bồ-đế (là tánh Biết) vốn chẳng cây – Gương sáng cũng không đài – Xưa nay không một vật – Bụi trần bám vào đâu?. Trích PHÁP BẢO ĐÀN KINH của Lục Tổ Huệ Năng

1. Khi Bạn muốn Tu tập Thiền định, điều giúp mình có trong sách vở, trong các trang mạng … trùng trùng vô kể, Bạn có thể làm quen và gặp được rất nhiều phương pháp tu tập. Nhưng coi chừng loạn óc, lầm lạc. Những điều đó đều rất tốt rất hay, nhưng phân định nên đi con đường nào là điều người mới bước chân vào thiền định không thể. Vậy Bạn cần thêm điều gì? Đó là một vị Thầy, giúp một giai đoạn, rất khó tìm thấy.

Nhờ vào lòng khao khát, nhờ vào thành tâm, nhờ vào duyên phận mới gặp được. Mỗi bậc có một vị thầy, giống như mỗi năm có một lớp, mỗi một khúc có một người. Không phải tìm bằng mắt, không phải tìm bằng suy tưởng, mà phải khiêm tốn thành tâm thì vì thầy đó mới đến, thường là không ngờ. Thời gian và tâm thành sẽ đem vị thầy dẫn dắt đến, chắc chắn như vậy.

2. Ngày nay Thiền định là một Bảo Vật, khẩn cấp cần thiết, mở cho bạn một con đường mới vượt thoát khỏi cảnh trần khổ đau khủng khiếp hiện nay. Vì vậy phải kiên trì gia công nhẫn nại thực hành, không thực hành không phải là thiền. Phải tìm thời gian và nơi chổ để ngồi xuống, yên lặng của ngũ căn: tai, mắt, mũi, miệng, xúc. Khi mình ngồi xuống nhắm mắt lại thì ngũ căn dần dần yên tĩnh. Như nước hồ yên lặng một thời gian thì sẽ lắng trong. Tự nhiên như vậy, không có cách khác. Người không ngồi thiền thì không nên bàn luận về thiền, càng nghe họ nói càng viễn vông loạn óc mà thôi.

3. Phần Ý thức. Ý thức thường không yên lặng được, do bản chất của Ý là soi xét và dín mắc, tham đắm nhiều đời nên cứ biết vậy, gỡ ra từ từ cũng nhanh thôi.

Như mắt thì ghi sắc tướng nhận sắc tướng mà phân định hay dở tốt xấu đắm nhiễm bỏ buông… những quyết định ấy do ý tạo ra, rồi đưa đến hành động. Từ trần cảnh, đến hành động … phạm vi này thường không thật, giả tướng, do lấy từ ngoài. Tất cả những điều hay thay đổi, làm mình khổ, mê si cuồng đắm … đều giả, trong đó Tình, Tiền, Danh, Lợi mà thế gian mê đắm, cho là thật, xin Bạn hãy ngẫm xem Nó là gì mà gây khổ đau cho con người không buông bỏ được.

Khi Bạn đang hành động, bạn Biết mình đang tương tác với những cảnh trần, qua mắt, ý và nghiệp (cái thức được lập đi lập lại nhiều lần gọi là nghiệp) căn. Cái mà Bạn biết đó gọi là Tánh Biết, bạn biết mọi việc và mọi thứ, liên tục ngày đêm không dứt, biết rõ ràng, biết hay dở, biết nên và không nên. Cái Biết này gọi là TÁNH BIẾT.

Tánh Biết là thực tại (hiện tại đang có thực), vô hình, vô thinh, vô sắc, thường hằng, vi diệu, khó biết, khó cảm nhận vô cùng.

Tuy vậy, nhờ sự tỉnh lặng, nhờ thiền định, nhờ sự dẫn dắt của một vị thầy, và theo thời gian ai cũng có khả năng nhận ra điều ấy. Báu vật “Bất khả tư nghì”.

Làm cách nào để nhận ra NÓ?

Buổi sáng khi Bạn vừa thức dậy, Bạn cứ nằm yên, Bạn thấy mình trở qua trở lại, rồi ngồi lên và bước xuống giường, Bạn đi vệ sinh rồi hít thở … cái Bạn đang thấy đó, là ai thấy vậy? Chính là Tánh Biết. Dần dần bạn sẽ thấy rất nhiều chuyện, ghi nhớ nhiều chuyện là do Tánh Biết. Bạn có thể đặt tên, vốn Nó không có tên. Huệ Năng gọi là “Bổn lai vô nhất vật”, là một cái gì đó mà xưa nay chừng biết. Nên nhiều người tùy theo tôn giáo, văn hóa họ đặt rất nhiều tên: Đạo, lương tâm, linh hồn, Phật tánh, Chúa, Thượng đế, Chơn linh, Vong, Linh tánh, Đại hạnh, Tiên, Trời, Ngọc hoàng Thượng đế, Vô cực Thiên tôn….. Tên nào cũng được, miễn sao cảm được hiện thực đang hiện tiền như NÓ đang là!

Khi bạn nhập vào đây, Bạn chính là NÓ, nó là Tâm, là Chân không diệu hữu, bạn đã là Vĩnh hằng, là Trí huệ, là Phật, Là Trời. “Phật tức tâm”; ‘’Phật sanh bình đẵng”;  “Xin cho chúng nên Một trong chúng ta” (Ga 17, 11).

Bạn ngồi yên và thầm: Tôi muốn thấy TÁNH BIẾT. Khi Bạn bắt đầu thấy lờ mờ cái Biết đó thì gọi là Giác, là Ngộ. Bạn là người đã Giác Ngộ rồi. Đường còn xa, yên tâm từ từ, nhưng mà rất nhanh nhờ kiên trì công phu ngồi thiền. Nếu Bạn không đi vào Tánh Biết ấy, dù ngồi muôn kiếp chỉ là gỗ đá vô tri mà thôi.

Từ Giác, đến Nhập, qua Đồng, đến Một. Trước sau chỉ có một đường, bám chặt vào Tánh Biết để công phu, chắc chắn vào đường giải thoát, chắc chắn không không lạc đường, dể đi dể đến và an lành.

 Tánh Biết ấy trong sáng lạ lùng, Yên tĩnh vô song, bao trùm không nơi nào không có, Bất biến thường hằng, Ánh sáng rực rỡ, Vi diệu không nghĩ bàn, Chân không diệu hữu…. mới đầu “do quen đường trần, bở ngỡ đường tiên”, sau một thời gian cảm nhận “đường tiên tỏ rạng, đường trần phôi pha”.

Cứ đi vào tánh Biết, Cứ chăm chăm tìm Tánh Biết, lần hồi Bạn sẽ cảm Nó, Biết Nó và theo Nó. Nó sẽ dẫn Bạn đi dần dần, Nó là vị Thầy tuyệt vời cuối cùng, Nó là Chân sư mà Bạn sẽ viên mãn giải thoát đời mình.

Kính chúc Quý Bạn thành tựu.

Huynh Đệ Thiền Thương 28. 02. 2022

Đón xem Bài Hai: Làm cách nào mau thấy TÁNH BIẾT


Chia sẻ:

Bài viết khác

Gọi điện
Sms
Chỉ đường