CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI HAI

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI HAI

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI HAI

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI HAI

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI HAI
CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI HAI

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH - BÀI HAI

CỐT TỦY CỦA THIỀN ĐỊNH

Bài Hai: Làm quen với Tánh Biết nhờ Sự Tỉnh Lặng

Huynh Đệ Thiền Thương

 

 


 

 

 

Tánh Biết có một đặc tính rất quan trọng, mỗi người khi tu tập thiền định mỗi ngày đều nương tựa vào phần đó, sự tỉnh lặng đưa người tập nhận ra Tánh Biết. Tánh Biết như một lâu đài, Sự Tỉnh lặng như cánh cửa đi vào lâu đài đó. Nếu không đưa mình vào cảnh giới tỉnh lặng, Bạn không thể vào lâu đài được.

Khi ngồi thiền, hoặc trong công việc hàng ngày, Bạn nên đi đến những giây phút tỉnh lặng. Nếu Bạn có chủ ý đi vào sự tỉnh lặng? Bạn thầm nói với mình tôi đang tỉnh lặng”. Một thời gian Bạn sẽ cảm nhận sự Tỉnh Lặng lan tỏa trong tâm trí của mình.

Sự tỉnh lặng là cái đưa về của vạn sự, vạn vật, băng qua sự tỉnh lặng Bạn sẻ nhận ra Tánh Biết. Không tỉnh lặng Bạn không có cách nào thấy được Tánh Biết.

Bằng cách đơn giản như thế này: Bạn bắt đầu cảm nhận hơi thở của mình, chỉ cảm nhận thôi, chỉ tiếp xúc thôi, chỉ ngắm nhìn hơi thở thôi, không điều khiển! Một lúc sau Bạn sẽ cảm nhận sự hiện diện của nó. Nhờ sự Tỉnh lặng bạn biết hơi thở của mình, nhờ biết hơi thở của mình Bạn cảm nhận sự Tỉnh Lặng. Kiên nhẫn lần lần Bạn sẽ nhận ra, nhờ sự tỉnh lặng mà Bạn cảm nhận hơi thở, mỗi ngày sự cảm nhận ấy càng lúc càng tinh tế và sâu sắc hơn. Điều này không ai làm giúp cho Bạn được, chính Bạn phải làm, đó là công phu của thiền định.

Theo thời gian bạn sẽ cảm nhận luồng năng lượng có khắp thân thể mình, khi yếu khi mạnh, mỗi ngày mỗi rõ hơn. Sự cảm nhận này là nhờ sự Tỉnh Lặng đã sâu, độ tinh tế đã vi diệu. Sự cảm nhận này chính là Tánh Biết.

Đến đây Bạn có thể hiểu Tánh Biết là gì rồi!

Khi Bạn đến gần bên một hồ tỉnh lặng, vào đêm trăng rằm, Bạn nhìn thấy trong hồ có mây trắng, có cây rừng và có trăng sáng vằng vặc. Thấy mà không níu kéo, không thu giữ, không biện giải… thì cái thấy đó mới thấy như NÓ là. Thấy thật không biện giải, không thủ mắc, không níu kéo, không tất cả, chỉ thấy mà thôi. Khi Bạn thấy vạn sự trong đời, Bạn sẽ thấy nó như nó vốn là, bạn sẽ có cách ứng xử tốt đẹp nhất.

Cũng vậy khi Bạn lặng im của lục thức (tai mắt mũi miệng xúc ý), Bạn sẽ thấy những điều Bạn không thể thấy khi lục thức xáo động. Khi bên ngoài và bên trong im lặng, Bạn sẽ thấy Trăng như NÓ là, thấy cái đang hiện, thấy cái chân thật.

Cái tỉnh lặng này không ai cho bạn, do Bạn yên lặng thì tự nhiên nó đến, Nó làm bạn thấy rỏ nhiều cái Bạn chưa từng Thấy và Biết. Giống như chai nước đục, để càng lâu thì càng lắng trong, Bạn sẽ thấy tất cả những gì hiện hữu bên trong.

Muốn có được cái thấy này, Bạn phải buông dần: danh lợi tình tiền, bi thương hỷ nộ ái ố kinh, thì sự tỉnh lặng dần dần mới đạt độ tinh tuyền, khi ấy cái thấy mới rỏ nét được. Không có cách khác, tôi đã thử nhiều lần rồi.

Cũng vậy khi Bạn yên lặng, Bạn sẽ thấy cái Chân Tánh hiện tiền, nhờ vào sự Tỉnh Lặng. Bạn nhờ công phu thiền định mỗi ngày, Bạn sẽ nhận ra Tánh Biết này. Khi nghe, nhìn, cảm nhận mọi thứ từ bên trong và bên ngoài chính Bạn. Càng tỉnh lặng thì bản chất tự hiện càng rỏ nét, đó chính là Huệ nhãn.

Như vậy khi bạn thiền, cái quan trọng không phải là ngồi thiền, không chỉ là giờ thiền mà là Tâm thức thiền. Tâm thức này không liên quan đến ngồi thiền hay giờ thiền mà là cái tỉnh giác mà bạn đang có. Vì thế phải nhập vào sự tỉnh lặng để thấy biết, ngày này qua tháng nọ, sự cảm nhận mỗi ngày mỗi rõ hơn. Ngồi thiền hay giờ thiền chỉ là phương tiện ban đầu tập Cái Tâm Thức Tỉnh Lặng, khi tâm thức tỉnh lặng đã thường xuyên NÓ chính là TÁNH BIẾT lộ ra. Dù là đi đứng nằn ngồi đều chính là thiền vậy, đều là tỉnh giác.

Nên đừng bỏ ngồi thiền mà tìm Tánh Biết, khi đã cảm được Tánh Biết thì Bạn không bao giờ bỏ sự tỉnh lặng từ bên ngoài và bên trong tâm hồn, vì thế nhiều vị tu tập, khi biết mình không còn phận sự gì trong trần đời, thường họ lánh mình, không phải trốn đời mà là nhập thất tròn hạnh nguyện.

Ngũ giới và Từ bi là nền tảng cho tỉnh lặng phát triển, để tiến vào sự khai mở Tánh Biết. “Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ mình mà theo”, chính là ít dín mắc vào “danh lợi tình tiền”, dín vào đây thì không thể có được sự tỉnh lặng.

Ai đã cảm được Tánh Biết rồi, tự nhiên đã biết nơi mình hiện hữu Báu Vật Không thể nghĩ bàn, là Kim cương bất hoại, là Chúa, là Phật, là Trời …. Nên họ ngày đêm không rời tự tánh ấy.

Tỉnh lặng là điều kiện đầu tiên để thâm nhập vào Tánh Biết. Kính chúc Huynh Đệ Thiền Thương công phu thành tựu.

Huynh đệ Thiền Thương - Thường Nhân 22.2.22

 

Chia sẻ:

Bài viết khác

Gọi điện
Sms
Chỉ đường