TƯ LIỆU CĂN BẢN THIỀN THƯƠNG
TƯ LIỆU CĂN BẢN THIỀN THƯƠNG
TƯ LIỆU CĂN BẢN THIỀN THƯƠNG
TƯ LIỆU CĂN BẢN THIỀN THƯƠNG
TƯ LIỆU CĂN BẢN THIỀN THƯƠNG
TƯ LIỆU CĂN BẢN THIỀN THƯƠNG
TƯ LIỆU CĂN BẢN THIỀN THƯƠNG
Lời mở
Từ lâu rồi, rất nhiều nơi, rất nhiều người …trình bày và tu tập thiền định, rất nhiều pháp môn thiền định, rất nhiều tên gọi danh xưng, rất nhiều vị thiền sư truyền giảng các phương pháp. Như hoa thơm ngát màu sắc rực rở, có thể ích lợi, có thể độc hại, đôi lúc lại vô ích… trong một vườn hoa rộng lớn đem đến cho con người. Người xưa cũng từng nói “vạn pháp tùy duyên, vạn pháp đều huyễn”. Xin bạn đọc cũng thuận duyên tu tập các pháp môn, nếu thấy ích lợi cho mình, còn không thì chỉ là huyễn hóa mông lung. Thiền Thương cũng trong chừng mực ấy, chỉ là một phương pháp được giới thiệu, như lòai hoa muôn sắc trong rừng hoa đời thường.
Trong phạm vi nhu cầu đại đa số nhân lọai, phương pháp gì đem lại sức khỏe vững bền an lạc thân và tâm thì cho là quý giá. Thiền Thương là một phương pháp khởi đầu đem lại an bình cho thân trước tiên, chữa trị một số bệnh tật ban đầu, phù hợp với đời sống nhân dân, không tốn phí, không chức phận, không lễ nghi, không giáo điều, không mê tín… chỉ là một phương pháp cho người thường, tại nơi đời sống mình đang sinh họat. Dể tập, dể học, dể có kết quả, và nếu tương đắc có thể gặt hái kết quả lâu bền.
Hiện nay, thiền định mang lại sự chữa trị bệnh tật là điều đương nhiên. Rất nhiều trang tin, bài vở nghiên cứu nhiều tổ chức đã xác nhận, thiền định là một phương pháp chữa trị tuyệt vời. Vấn đề còn lại là phương pháp tập như thế nào, cho phù hợp với bệnh tật, căn cơ của mình, làm sao đem lại thành quả tốt và trọn vẹn nhất. Tìm được minh châu ấy, cũng xứng với công tìm tòi tu dưỡng học tập.
Vì là thầy thuốc y học cổ truyền dân tộc, chúng tôi ao ước đem lại một phương pháp ích lợi cho đại bộ phận nhân dân tại nơi mình sống, nên nghiên cứu và tu tập phương pháp nầy, mục đích đơn sơ ước vọng tầm thường, không cao xa gì khác, trong 24 khóa Thiền Thương đã được hướng dẫn, nhìn chung là có thành quả nhất định, an toàn, không tốn kém và tiến bộ nhiều mặt.
Phương pháp Thiền Thương còn rất nhiều hạn chế, còn nhiều vấn nạn chưa thỏa đáng, cũng có thể vô tình động chạm tư ý của các trường phái khác…Xin Bạn đọc thứ lỗi, ước mong được học hỏi và bàn luận thêm. Chúng tôi kính mời Bạn đọc cùng tham khảo, tập luyện và tu tập phương pháp được gọi là Thiền Thương.
Thường Nhân
PHẦN I:
NGUỒN GỐC THIỀN THƯƠNG:
1. Nền tảng chân thật con người:
Con người sinh ra để được hạnh phúc ([1]), để được sống và mưu cầu hạnh phúc, để được hiện thực hóa cái Nó vốn là.
Con người là Phật, “chúng sanh giai hữu Phật tánh” ([2]). Con người là Phật, vì vậy hãy để Nó trở lại như Nó là.
Con người là bạn hữu của Trời, là con của Thượng đế. “Anh em là bạn hữu của Thầy” – “Anh em có cùng một Cha trên trời” – “Xin cho chúng nên Một trong chúng ta” ([3]).
Vậy tại sao con người chìm trong đau khổ dai dẳng và khủng khiếp như hiện nay? “Đời là bể khổ” ([4]).
Hiện nay con người như chìm dần vào khổ đau, mặc cho các chính thể, cho các chương trình khoa học tiến bộ, mặc cho nền y tế phát triển vượt bậc. Con người vẫn khổ đau không dứt.
Khổ vì trời làm cho khổ, con người với con người làm khổ cho nhau, khổ vì chủ xướng không tương thích, khổ vì chính thể, khổ vì tư tưởng cố chấp, khổ vì phe nhóm tranh giành, khổ vì lòng tham không đáy tranh danh lợi tình tiền, khổ vì đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu vật chất không có chỗ dừng.
Mặc cho nguyên nhân nào, mặc cho thời đại gì, mặc cho các chủ thuyết dương lên hạ xuống, mặc cho người đời tranh đoạt hơn thua, mặc cho chân lý luôn miệng rao truyền… Hãy yên lặng ngắm nhìn, yên lặng và yên… lặng… ngắm… nhìn. Dần dần bạn sẽ hiểu khổ từ đâu, dần dần bạn sẽ hiểu thực tại luôn luôn hiện hữu là gì, các quy luật hằng định như thế nào … Bạn hãy tựa đời mình vào nơi ấy, đó gọi là Biết, là Ngộ, là Thấy, là Tương nhập, là Đồng Một…
Bằng cách nào làm vơi bớt khổ…?
Vì quá nôn nóng chạy theo những điều mình nghĩ tưởng, tìm kiếm chân lý nơi người khác…con người lầm chấp những điều ấy là chân thực, nhưng nhiều điều không bền vững, và vì thế khổ đau không dứt.
Chúng ta sẽ nhận ra một con đường, chỉ chính mình mới nhận ra con đường ấy, người khác chỉ là trợ giúp, sự chọn lựa là do mình. Chính mình chọn lựa có bước đi hay không. Nếu con đường được thấy là chân thật, chúng ta sẽ hạnh phúc.
Thiền định tạo lập sự tỉnh lặng, nơi ấy làm yên lặng ngắm nhìn thực tại đang hiện để nương theo, để tạo lập các nhân duyên chuyển hóa, để thành một hiện thực như Nó là. Con người là ai, Nó sẽ hiện thực như vậy.
Người ta kể một câu chuyện: một vị hoàng tử lạc trong rừng, được một người tiều phu nuôi dưỡng, hoàng tử sống trong rừng không biết mình là hoàng tử. Dù vậy, đến một ngày hoàng cung tìm ra được và đem về nuôi dưỡng thì sẽ thành là vị vua ([5]).
Hãy bình tâm và suy nghĩ đúng. Nền tảng Chân Thật con người là chi?
Con người lầm chấp cho mình là súc sinh ([6]), là thống khổ, là tội lỗi, là hèn mọn… nên Nó biến thành thật, vì tưởng như thế. Các kiến thức truyền dạy tiêu cực về con người, coi con người là hư nát, hư vô, giả tạm, xấu xa… nên Con Người sống đời mình như đã được học. Những điều lầm lẫn làm nên sự khốn khổ, ràng buộc đe dọa, nhiều kẻ lầm chấp dẫn đường lạc lối thêm. Chính nghĩa tà, thông tin lạc, thần thông ma quái… dẫn đưa con người mỗi ngày mỗi xa hơn chính thật thân phận con người như Nó chính là.
Thiền Thương giúp giải mở sự chân thật ấy. Con người chính là một thực tại siêu việt, một thực tại tự do viên mãn, không cần phải thêm bất cứ điều gì? Con Người nên học từ nơi sự im lặng vĩnh hằng, sự im lặng của vũ trụ, Con Người sẽ nhận biết mình là ai? Nếu biết mình là “Tiểu Vũ Trụ”, thì đã hoàn toàn khác rồi.
2. Nguồn gốc Thiền Thương:
Thật ra thiền là thiền thôi, như sông có nguồn từ suối, suối có nguồn từ vô tận trong đất núi mây trời. Cũng vậy, một phương pháp tu tập thiền định, không hà tất phải xuất phát từ một nguồn gốc rỏ ràng, mà hình như nó kết hợp tinh hoa của nhiều thể nghiệm của nhiều người, nhiều thời đại, qua nhiều nền văn hóa… để kết tập thành. Rồi chính nó cũng trở thành dòng kết tập cho trường phái khác đến sau nó, thăng hoa và biến chuyển lợi lạc cho người trùng duyên ứng hiện thuận thành. Vì thế Thiền Thương là dòng thác kinh nghiệm của nhân lọai, của nhiều vị hiền nhân kết tập, rút tỉa đúc kết và tạo thành, nó không dừng lại khô kết, nó tiếp tục hòa nhập và thăng biến thành lợi lạc cho ai thích thuận thành. Thiền Thương chú trọng đến lòng từ bi, giới luật và công phu liên tục hằng ngày để dòng minh triết của tự tâm liên tục, dòng năng lượng cân bằng âm dương được liên tục nên cần người đi trước điều dẫn nâng đở qua đặt tay kích hoạt đại huyệt (luân xa) trong các mạch Nhâm và mạch Đốc.
Hiện nay chúng ta có rất nhiều phương pháp thiền định. Các phương pháp thường có xuất xứ từ các tôn giáo, nhất là trong các hệ phái Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Zen, Mật tông Tây Tạng, Tịnh Độ tông, Yoga, … phần lớn nó mang tính cách các tôn giáo, có lúc thần bí và giới hạn sự truyền pháp, thường không xuất hiện ở ngoài đại chúng.
Nay một phương pháp mang màu sắc dân dã, được mang ra ngoài xã hội, và ai cũng có thể tập được. Không mang tính thần bí hay tôn giáo giáo điều. Như vậy có thiết thực và mang lại ích lợi không, hay chỉ phù phiếm uổng công tu tập? Phương cách ấy được gọi là Thiền Thương, từ nhiều nguồn, không phải hòa trộn mà là chắc lọc, đồng duyên hữu dụng, từng cá nhân cách biệt. Cái then chốt là đến gần “chân tánh thường hằng”, gặp được gọi là minh ngộ, gần hơn an lành hạnh phúc cho đời mình, chính là chân pháp đồng duyên hạnh ngộ.
Thiền Thương không phải là một tôn giáo, hoặc một môn phái. Chỉ là một phương pháp tu tập đem lại lợi lạc cho đời người, giúp vơi bớt phiền muộn khổ đau. Không ngăn trở các tín điều, không loại trừ các phương pháp khác, giống như nước, thuận thì hòa nhập, không thì thôi.
3. Thiền Thương là gì?
Xin giới thiệu đặc điểm quan trọng củaThiền Thương là: Dung ([7]), Thứ, Hòa, Nhẫn, Ích.
- Dung: Là chứa đựng, sự chấp nhận không lọai trừ, thương đồng hết thảy không phân biệt, thương không phải vì đối tượng mà tự thân tâm sẵn lòng từ bi.
- Thứ: là sự bỏ qua, quên sự bất bình, nhớ và trọng lòng bao dung hơn. Người lỗi do mình cũng đã từng lỗi, do mê không biết nên làm. Tha thứ hạnh phúc hơn thù hận, “tha đến bảy mươi lần bảy” ([8]) mình tha người tự nhiên người cũng tha mình, cả hai cùng vui.
- Nhẫn: thiền định là một phương pháp rất cần sự kiên nhẫn. Khi sửa tánh nết vô cùng gian khó, không kiên nhẫn không ai làm được. Không gì khó cho bằng ngồi thiền, “khó nhất nghề tu ấy tọa thiền”, không kiên nhẫn không thể ngồi được.
- Hòa: Dù việc quan trọng, trước hết phải lấy hòa làm chủ. “Pháp hòa vạn hảo tự thinh trong”, là việc đại thành của mọi phương pháp tu tập.
- Lợi: Lợi ích rất quan trọng, lợi mình và phải lợi người. Lợi cho người chính là lợi cho mình.
Đặt tính nền tảng Thiền Thương,
Bao Dung, tha Thứ, Nhẫn thường, Lợi, An (Hòa).
Chuyển tâm ứng hiện vững vàng,
Công phu tiến triển muôn đàng đẹp vui.
Thường tựa vào những đặc tính nầy, khi đối ứng với cảnh trần, thường Tâm luôn được an. Tâm an thì thần minh ([9]) được an, tạng phủ được yên. Vì “Tâm chủ thần minh chủ lục phủ ngũ tạng”, nên khi thiền định với phương pháp Thiền Thương, tự nhiên tâm được an thì mọi bệnh cả thân lẫn tâm đều được an lành. Vì thế nếu thiền mà không thương, thì không đạt cảnh giới an của tâm, thì không thể chữa bệnh tật được. Đây không phải điều tự nhiên có, mà phải quay vào bên trong, thường biết thường tập, lâu ngày thành tựu nên gọi là công phu.
4. Mục đích Thiền Thương là gì? Đem lại bốn điều quý giá, gọi là TỨ QUÝ THIỀN THƯƠNG:
- Sự bình an và hạnh phúc trong nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là một tình trạng sung sướng, bạn bước vào thiên đường. Khi bạn đã kinh nghiệm tập Thiền Thương, bạn dễ dàng có được trạng thái nghỉ ngơi. Ngay lập tức bạn sẽ được hạnh phúc mà không cần bất kỳ điều kiện gì. Bạn luôn luôn là người Hạnh Phúc, tạo được Nội lạc không phải chỉ là Ngoại lạc, hạnh phúc là điều có thật, ngay ở đây, nơi tâm hồn bạn, đừng mong ngày mai, đừng tin ngày mai, nếu hôm nay không hề có.
- Thiền Thương tạo nên con người Nhân Đức nhờ Lòng Từ bi và Giới luật căn bản:
Thiền Thương tạo lập hiền nhân ([10]), phương pháp thiền nầy đưa con người trở lại bản chất chân thật của con người, nên gọi là Người Hiền, và Người Hiền là nhân tố chính tạo ra phương pháp Thiền Thương. Thiền Thương tạo Người Hiền và người Hiền tạo Thiền Thương. Những người Học và tập gọi là người hiền.
- Khai mở trí tuệ: Khi tập luyện đã có độ chín muồi, việc chuyển hóa bệnh tật trên thân mạng chỉ là cái bên ngoài, đôi lúc chỉ là tạm mượn. Con người thật sự bước lên một tầng cao mới, nối thông với các thực tại, vượt ra ngoài cái thông thường được nhìn thấy bao đời nay. Cái ấy gọi là khai mở trí huệ. Sự khai mở nầy giúp “thấy biết” các tánh tạo “nghiệp”, thấy được nghiệp ác và nghiệp lành, để chỉnh sửa và phát triển các duyên mới tạo một cảnh đời mới an lành thánh đức hơn trước. Đó gọi là “người tu”. Có một ngày bạn sẽ cảm được điều nầy, mỗi người do nhân duyên của chính mình, tầng giới nầy sẽ hiển lộ theo nhiều phương cách khác. Cái mà chúng ta thường gọi là ngộ, là viên mãn, là đầy tràn, là tròn bích, là chân tánh thường hằng.
- Cân bằng âm dương từ bên trong, hồi phục nội tạng và thần kinh: Khi tâm an bình thì tạng phủ được yên, tạng phủ yên thì bệnh được hóa giải ([11]). Vì thế thiền đem lại công hiệu chữa một số bệnh, nhất là các bệnh mạn tính, các bệnh vô phương cứu chữa cũng được an ủi phần nào khi đi gần đến sự kết thúc. Cũng có lúc chữa trị thành công, mà bao phen các phương pháp phức tạp phải bó tay. Đem lại sự an bình của nghĩ suy, đem lại an bình tại trong cuộc sống đầy biến động đau thương không cách giải thoát.
Con người vốn bình đẳng, là cùng Một Mẹ ([12]). Thiền định trải qua rất nhiều ngàn năm, là kết thành tinh hoa kiến thức trí tuệ của đời sống nhân loại, theo tiến trình tiến hóa của con người. Con người như từng giọt nước biến thành một dòng sông, Thiền định cũng được hình thành qua bao thế hệ, biến thành một dòng thác. Vì thế, Thiền Thương là của nhân loại, của những người hiền tạo nên. Chính những người tập, kết thành trường phái Thiền Thương đó.
Nên không có thầy dạy, chỉ có người hướng dẫn, đưa trở lại. Không có giáo điều, chỉ trình bày Cái Thực Đang Có. Không có cao thấp nên không cần bái lạy, chỉ người trước hướng dẫn người sau. Không cầu lợi, nên không có học phí, thường nương tựa nâng đỡ tu tập.
Thiền Thương không thuộc về một tôn giáo, Thiền Thương cũng không phải là một tôn giáo. Không có y áo khác thường, không danh tước chức phận, nên chẳng dâng cúng cho chức sắc, không thầy dạy, không trình bày thần thánh mơ hồ, không có thần bí, không giáo trình kết chặt, chỉ là vạn pháp tùy duyên tương tác. Không có trụ sở đài cao công trình, không thần thánh cá nhân, chỉ là Bạn Hữu hướng dẫn nâng đỡ cùng tu tập… chỉ là một phương thức của nhân loại, đem đến giải pháp giải bớt khổ đau.
Giới là những Bảng Chỉ Đường đừng vượt qua, thánh nhân đời trước khi tu tập, họ nhận ra những bảng chỉ đường ấy giúp người tu tập không đi lạc, mất công lui tới mệt lòng, nên đặt ra cho người hậu thế nghiên cứu đi theo, không phải là bó buộc nô lệ người tu tập, mà là trợ duyên giúp sức.
Giới phải tự nguyện thực hành, giới là ân phúc của người tu tập, không có giới bạn không hy vọng đến đích. Giới không phải là thành tựu, nên người giữ nhiều giới không phải là thành tựu cao hơn người giữ ít giới.
Giới chỉ là phương tiện ai cần thì dùng, nên có người ăn chay thì công phu tiến bộ, có người ăn chay lại bệnh hoạn triền miên, chay mặn không quan trọng, quan trọng nơi tiến bộ tâm thức tu tập thuần thành.
- Giới Thực: Mỗi người phải nghiên cứu tự chọn giới cho mình và tuân giữ nghiêm mật, không ai thay mình được, người khác chỉ giúp gợi ý mà thôi, dù Thánh Tiên Trời Phật định giới để mình chọn, chứ không thể áp đặt cho mình để dẫn đến thành tựu được. Giới thực là giới mình đang thực gìn giữ, giúp sửa đổi lỗi lầm tánh hư tật xấu. Giả như mình thấy có tánh tham ăn lúc ngồi thiền, thì giới cần giữ là ăn vừa đủ no. Như mình ngồi thiền thấy có tánh hay đơm đặt chuyện không có thật, thì giới cần giữ là giới nói thật. Trong lúc ngồi thiền, tâm lắng sâu nhìn thấy những tính hư tật xấu thì thay đổi, dùng giới thay đổi, tất nhiên công phu thiền định càng ngày càng thăng tiến. Giới dùng để sửa tánh tật xấu, nếu không có tật xấu này, thì giới sửa tật không cần phải nhớ cho mệt. Thường người ta hay nói tu là sửa, giữ giới chính là đang tu, tu đồng với giới, giới đồng với tu. Giới như vậy gọi là Giới Thực.
- Giới Hư: Giới hư là giới có biết mà không cần giữ. Giả như người không biết uống rượu thì không cần giữ giới không uống rượu, vì có biết uống đâu mà giữ giới. Hay giới sát sanh, trong lòng người này không có bao giờ nghỉ đến sát sanh, thì giới cấm sát sanh đối với họ không còn cần thiết. Vì thế có người nói tôi giữ mười giới, nhưng thực ra chỉ có vài giới là đang thật, còn những giới khác đã vượt qua từ lâu rồi. Giới có mà coi như không tác dụng thì gọi là Giới Hư.
- Giới Trược: Giới trược là giữ giới mà coi khinh người không giữ giới, cho mình giữ nhiều giới hơn kẻ khác thì ngã mạn sinh ra ngày càng nhiều. Dù cho giữ nhiều giới mà bị kẹt mắc, nên tu lâu mà không thành tựu. Giới nhiều như vậy toàn là Giới Trược.
- Giới Thanh: Giới Thanh là giữ giới mà như quên giới, giữ một cách tự nhiên, nó là niềm vui của đời Tu Tập. Giới được giữ tự do không bị ép buộc, hoặc sợ trừng phạt đời sau, chẳng sợ luân hồi quả báo… giới như vậy là Giới Thanh.
Các giới thường dùng ([13]):
- Lừa dối: nói hành, ác độc, nói thêm bớt, nói dối, nói không đúng sự thật, nói qua sự thật, nói tự tôn…
- Trộm cướp: tham tiền của không phải của mình, xén bớt của công, đầu cơ trục lợi
- Rượu bia: tham đắm say sưa, ngày nào cũng uống, uống mất hết thì giờ, mất cả lý trí, tổn hại sức khỏe.
- Sát sinh: làm cho người khác khổ, làm hại, sỉ nhục, giết hại muôn lòai thỏa mãn mê ăn…
- Tà dâm: phá họai gia đình mình, phá họai gia đình người khác, lang chạ súc sinh, tổn hao sinh lực, kỳ kiệt tinh khí…
Vì thế rất dễ tập và rất dể mang lại thành quả, Ai học cũng được, ở đâu cũng học được, và lúc nào cũng học được. Chỉ là một phương pháp trải qua nhiều thời đại, do nhiều vị Hiền Nhân hun đúc, đem lại minh chứng là một phương pháp tu tập thành quả, được đặt tên là Thiền Thương.
Vì sao lại gọi là Thiền Thương dưỡng sinh? Bản chất của đông y là bảo tồn, gìn giữ, chữa trị, làm cho cuộc sống con người vơi bớt khổ đau của bệnh tật. Cái làm vơi bớt ấy đầu tiên phải có lòng nhân, thấm nhuần tư tưởng Tiền Nhân: “thầy thuốc như mẹ hiền” hoặc “phải xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”. Thương vừa là mục đích, vừa là động lực xây dựng các phương pháp, vừa là tiêu chuẩn thẩm định sự thành tựu, cũng là thành quả của quá trình rèn luyện. Thương thường gặp sự an lành, ông bà cũng dạy: “Ở hiền gặp lành” ([14]).
Đơn giản Thương là nguồn năng lượng để tiến bộ, là cảm nhận kiểm soát tâm tánh, là mục đích chạm gần thực tại vi diệu, là hành động chính thức được đòi buộc liên tục trong quá trình tu học thiền định, là nguồn của Hạnh phúc và An bình.
Những điều này ([15]) mỗi người tự xét nơi đời sống của mình, thấy những lỗi lầm, tánh hư, chỗ kẹt dừng trụ, điều ác đã thực hiện… để sửa giảm bớt từ từ. Mỗi ngày giảm một ít lâu dần nó đi liền với thăng tiến công phu tu tập Thiền Thương. Đặt giới để sửa tánh, tánh được sửa gọi là tu.
5. Thiền Thương chữa bệnh được không? :
Thật ra, ngồi thiền là một phương pháp chữa bệnh rất hay, rất nhiều bệnh được chữa ổn định nhờ công phu thiền định.
Vì sao con người nhiều bệnh tật như thế? Bệnh tật là một Thông Điệp ý nghĩa, là lời nhắn gởi, là cái kết thành những điều mà chính con người đã làm nên, là cái kết quả bao công việc con người đã hành động, nó là cái biến hiện của quy luật Tự Nhiên, con người cần đọc thông tin ấy.
Nay muốn kết quả khác hơn, thì con người cần thay đổi hành vi khác. Vấn đề là muốn tốt hơn thì hãy làm việc khác tốt hơn những điều đã làm, con người có quyền thực hiện hành vi như thế, hay con người có Quyền Sáng Tạo cái kết thành.
Bệnh tật là kết quả Sáng Tạo do hành vi không sáng suốt, hay mê lầm của con người.
Nếu bệnhh tật không thể thay đổi được nữa, vì bản chất của thân là giả tạm và vô thường, nên khi già yếu nhiều bệnh tật sinh ra, thì con người cần biết cái chân lý ấy, và buông bỏ thân không luyến tiếc, cái quyết định ấy làm con người bớt khổ đau khi nhìn bệnhh tật.
Dù sao cũng phải hiểu rằng, cái chết không phải là chấm hết, chẳng qua cũng chỉ là biến hiện của “dòng thác sinh tử”. Không mất mà cũng chẳng còn, những điều bền vững thì vững bền, những điều không bền vững thì tan họai.
Tôi theo dõi rất lâu một số lượng lớn người bệnh tập thiền định, những người siêng năng tập luyện, gia tăng giờ công phu, thay đổi cách ăn uống theo hướng ngũ cốc là chính, thay đổi tâm tính theo hướng lành và thiện, thay đổi lối sống khi ở trong đời. Họ được lành rất nhiều các triệu chứng bệnh cũ, không thấy phát sinh những bệnh mới phức tạp. Đời sống trở nên an lành vui sướng, ít lo âu phiền muộn, tính tình thanh thóat. Những điều ấy là thiền định, bàng bạc trong đời sống một chất thiền, không phải là một hành vi giới hạn: “ngồi thiền”.
Thành quả của người thiền định không chỉ là “người khác truyền”, nhưng rất quan trọng là “tự luyện công”. Lẽ tất nhiên rất cần người hướng dẫn, người học trong từng giai đoạn luôn cần “một vị Thầy”, để nâng đở và dìu dắt trong một giai đoạn nào đó. Tuy nhiên, trong đời người tu tập thiền định không bao giờ chỉ là một giai đoạn, nên không chỉ “một thầy”, mà là rất nhiều nhân duyên tương đắc hỗ trợ. Vì thế, nhận và truyền, học và hướng dẫn luôn là con đường người tu tập thiền định cần phải làm luôn. Khi làm trò thì phải có lòng tôn kính, khi làm thầy phải là người phục vụ tận tâm. Đó gọi là thầy vậy ([16]).
Nên cũng đừng bái chỉ “một thầy”, mà cũng đừng xưng “thầy với bất kỳ ai”. Vướng vào điều nầy càng đi càng kẹt. Nếu có một số kinh nghiệm chỉ mang tính sẻ chia bàn luận cũng là vạn phần vui tươi rồi.
Những bệnh con người đôi lúc cần chữa thì thường là Năng lượng thiền định không chữa, nhưng những bệnh con người không cần chữa thì Nó lại thường chữa. Thiền định thường chữa cái gốc của bệnh, còn con người mong cầu thiền định chữa cái triệu chứng của bệnh.
Lúc đầu khi ngồi thiền có thể người ta không thấy kết quả mong cầu, đôi lúc còn nặng thêm, và dể dẫn đưa đến sự chán nản thất vọng.
Rất nhiều kinh nghiệm thiền định được kể rằng: Anh chị em đồng môn hướng dẫn rất nhiều người, rất nhiều người được chữa ổn định một số bệnh quan trọng như ung thư, viêm khớp, vẩy nến, suy nhược, cứng bì, …họ ở với nhau thật lâu, nhiều năm. Trong quá trình tu tập, họ ở với nhau như tình gia đình thân thuộc, cùng nhau rèn luyện, siêng năng cùng thiền định.
Rồi có một ngày, một số bệnh nhân không thể ở trong đòan mãi, họ còn gia đình, và xã hội, tôn giáo, nghề nghiệp…họ phải về nối lại cái mà bệnh đã làm cho họ phải rời bỏ. Khi về nhà, họ còn lui tới và thăm hỏi những người từng hướng dẫn mình. Rồi một thời gian, bẵng đi khá dài không liên lạc…có một ngày các học viên bệnh cũ lại tìm đến, anh chị em nhận không ra, cũng là bệnh cũ tái phát, họ xin anh chị em đồng môn người hướng dẫn ra tay một lần nữa.
Khi ở với nhau, bệnh nhân được luyện cho họ một “Nếp Sống” đẩy lùi triệu chứng bệnh tật, khi họ về lại với đời sống cũ, nếp sống ấy không còn giữ vẹn, và thế là gốc bệnh chỗi dậy và không thể còn cơ hội lành lặn như xưa.
Những triệu chứng đau thương, những điều xấu xa sẽ trở lại, đầy đủ không thiếu vắng một nhân tố nào. Nếu không còn những giây phút thiền định.
Mọi người nhìn và thương, ngậm ngùi vì biết rằng vô phương không thể cứu nổi, vì nếp sống hiệu quả tốt lành đã bị chính họ buông bỏ mất rồi. Tự trong tâm, mọi người biết rằng bệnh không hề hết, mặc dù những người đến với chúng ta, bệnh rất nặng, nghèo khổ, chẳng còn ai thương… khi thiền thì các triệu chứng đau đớn của bệnh lần lần thuyên giảm, các bệnh sắp sinh ra cũng không sinh ra nữa, các bí tắc, suy nhựơc, lão hóa, đề kháng yếu, khó ngủ, bất an, yếu nhược, khổ đau … lần lần ổn định. Đặc biệt tính tình thay đổi theo hướng tốt, lòng từ bi, sự chân thật, điềm tĩnh, sự giúp đỡ, cười tươi, hạnh phúc…đều mỗi lúc mỗi đậm lên trên cuộc đời người thiền định.
Thiền định giúp gần như tất cả mọi thứ chướng ngại được vơi bớt, một cách vững bền và chắc chắn, với điều kiện ngày nào cũng ngồi thiền ít nhất là vài ba lần, mỗi lần một giờ. Nếu hơn nữa thì sẽ có những biến hiện tốt hơn.
Bạn không tốn bất kỳ khỏan tiền nào, ăn càng lúc càng ít, càng đơn giản, ít bữa mà không thấy mệt và yếu.
Bạn không hề lo âu về bệnh tật, sự thiếu thốn, sự thất bại, sự khổ đau…những điều ấy bạn không hề xin bất kỳ người nào, bất kỳ đấng nào, cho dù đấng ấy bạn đã tin tưởng rất lâu…nếu bạn bỏ ngồi thiền. Không ai cho bạn điều tốt lành hay điều gì một cách nhưng không, nó là kết quả của chính bạn đã làm nên.
Trời đã ban cho bạn một quy luật kỳ diệu: “Bạn hưởng cái điều bạn làm ra”.
Vậy thiền không hề chữa bất kỳ bệnh gì, nó là nhân tố ngăn chặn những nguồn lực xấu tác động lên cuộc đời bạn mà thôi. Nó không làm mất đi cái nhân tố làm cho bạn bị bệnh, thật ra luôn luôn có. Nhưng nó chỉ làm được điều là cái ”Nhân” ấy không thể thành hiện thực làm bạn khổ đau. Nói tóm lại tu chỉ làm một việc ấy là thành công vạn kiếp rồi.
Người ta còn nói: “bệnh tật là đại hồng phúc”, thật thế sao?
Cho dù rằng bạn có hết bệnh, nhờ các phương pháp chữa bệnh khác, cuối sau rồi cũng chết, cái chết mà tâm tánh không thay đổi, khi chết bạn đi vào một “hành trình mới” bằng một tâm thức cũ. Hay nói cách khác không có tiến bộ gì cho một kiếp “Duyên làm Người”.
Nếu bạn được hết bệnh nhờ thiền định, nhưng rồi bạn cũng sẽ chết. Khi ấy bạn đi vào “Hành trrình mới” bằng một tâm thức của “Tỉnh Giác”, của Thấy Biết, của Minh tâm, của sự tiến bộ tâm thức lạ lùng. Bạn ra đi với một nụ cười duyên dáng, thầm tạ ơn mình đã được làm người. Nhờ có bệnh đau nên bước vào thiền định, bước vào thẳm sâu của tâm hồn.
Đôi lúc bệnh đem lại sự thay đổi nội tâm tích cực, Bệnh trở thành là hồng phúc.
Thiền không chỉ là chữa bệnh, mà còn hơn thế, Thiền Thương làm vơi dần khổ đau, khi bạn ở trong đời.
Thiền Thương chữa bệnh ngòai thân,
Còn thêm chuyển hóa vạn phần vọng tâm.
Ngày đêm thay đổi âm thầm,
Trong ngòai xinh đẹp đi gần tánh như.
6. Thiền Thương trong đời sống và làm việc:
Khi bạn đang làm việc, khi bạn đang ở trên xe, khi bạn đang chờ ai, khi bạn đang nghỉ tay giữa công việc, khi bạn không biết phải làm gì, khi bạn không còn sức, khi đang trên giường bệnh, khi đang nuôi người bệnh, khi bạn đang ở một mình…. Bạn hãy thực hiện phương pháp Thiền Thương. Đừng để giờ của bạn nơi cõi trần này qua đi mà không có bước thăng tiến tâm thức, nếu một giờ đi qua bạn đã để quên mất, coi như giờ ấy đã chết, mặc dầu chúng ta đang còn sống.
Hãy đưa thân tâm, thân ý vào trạng thái thư giãn hoàn toàn như đang ngủ sâu, bạn thấy dòng chảy năng lượng tuôn trào khắp châu thân, bạn thấy sự an bình bồi đắp sức mạnh dào dạt, bạn sẽ thấy toàn cơ thể hoạt động mãnh liệt, chỉnh đốn những phần hao tổn do làm việc quá sức, những nơi bị bí tắc dần dần được hồi phục, những tế bào thần kinh quá căng thẳng dần dần tạo lập yên nghỉ. Những tạng phủ phải căng sức đáp ứng những yêu cầu của vọng tưởng sẽ được nghỉ ngơi, trả lại thư sướng tự nhiên vốn có. Bạn sẽ ở trong trạng thái của nhung lụa, của êm ái ngọt ngào, bạn sẽ cảm nhận an lạc của nội tâm mỗi ngày mỗi lớn mạnh không ngừng nghỉ, đó chính là tài sản Thiền Thương.
Bạn hãy ra lệnh cho từng bộ phận của thân “thư giãn mềm mại” – cho đến một lúc bạn sẽ cảm nhận TOÀN THÂN THƯ GIÃN MỀM MẠI. Chúng ta bắt đầu cảm nhận một niềm AN LẠC SÂU XA, không có ai, không tiền bạc nào mua được, không quyền chức nào ban tặng… chỉ khi nào bạn ở trong trạng thái ấy, trạng thái của công phu Thiền Thương mà chúng tôi đã trình bày.
Chúng tôi xin phép được nhắc lại rất nhiều lần trình thuật tu tập Thiền Thương này luôn luôn đem lại trạng thái an lành hạnh phúc. Trạng thái này là kho báu vô giá, không ai ban tặng cho mình hết, mà nhờ chính công phu tu tập, được trợ duyên bởi những thực tại Thánh đức và bạn cùng tu tập, nhưng chính là mình rèn đúc, không có mình thì không có Thiền Thương. Cuộc đời người tập từ đây vơi bớt nhiều khổ đau, có thể có đau mà ít khổ hơn, có nghèo mà giảm khổ, có nạn mà vơi dần khổ… Bạn hãy tin đó là thật, đó là kho báu người đời tìm kiếm để giải nạn khổ, niềm hạnh phúc lần lần sẽ đi vào đời bạn, nhẹ nhàng và thanh thoát, không có gì có thể sánh bằng.
Xin đừng quên khi đường đời muôn vạn nẻo, bạn đã hiểu rằng Thiên đàng đã có tại trần thế ([17]), nơi tâm hồn bạn. Chứ không phải là “thế gian không phải là thiên đàng”.
Chia sẻ: