BA CHÌA KHÓA THẦY LANG

BA CHÌA KHÓA THẦY LANG

BA CHÌA KHÓA THẦY LANG

BA CHÌA KHÓA THẦY LANG

BA CHÌA KHÓA THẦY LANG
BA CHÌA KHÓA THẦY LANG

BA CHÌA KHÓA THẦY LANG

BA CHÌA KHÓA CỦA THẦY LANG.

 


 

Nghe người xưa dạy, làm thầy thuốc phải có ba chìa khóa, Chìa thứ nhất là: Dịch lý, Thứ hai là: đọc được kinh văn người xưa (Hán văn), Thứ Ba là: Thiền định. Y Tổ Tuệ Tĩnh đều có ba chìa ấy, được gọi là Đại y thiền sư.

Đôi lúc đi tìm cho mình một chìa đã khó, nên tại sao đời Thầy Thuốc hay ẩn mình, đến độ khi chữa bệnh cho bệnh nhân được lành cũng không dám nhận, chỉ gọi là "Phước chủ may thầy ".

Trong sách Huấn ca (38,1) có dạy rằng: "Hãy tôn trọng Thầy Thuốc, vì thiên chức lương y là do Thượng đế thiết lập".

Ngày nay, có BS Trương Thìn hay nhắc anh em đồng môn; "Đời thầy thuốc là đời tu".

Dịch bệnh Covid đang lan rộng, đè nặng lên vai của người Thầy Thuốc, xin hãy cùng thương nhau để vượt qua.

Coi chừng "danh lợi huyền dẫn" làm đường đi mỗi ngày một xa hơn bổn phận của mình.

Đỉnh cao của Đông Y không phải ở chỗ HỌC hay HIỂU mà là NGỘ mà muốn Ngộ được Đông Y, sau khi ta Học và Hiểu được gì, phải vận dụng nó vào thực tế lâm sàng sau đó thu hoạch được gì (dù thành công dù thất bại) cũng đều là bổ ích: đó là Ngộ. Vậy Ngộ không phải qua trung gian của người khác truyền đạt dù người đó là Tổ hay Thầy siêu phàm mà là THẤY bằng con mắt của chính mình. (Cố Lương y Võ Phước Hưng, nguyên chủ tịch Hội châm cứu TP. Cần Thơ).

Đông y nói riêng, Đạo học Đông phương nói chung, cái quan trọng không phải những gì kinh điển NÓI VỚI TA, mà quan trọng là kinh điển KHÉO KHÊU GỢI Ở LÒNG TA.

Tại sao phải học chìa khóa đầu tiên của Đông y chính là Dịch lý? Người xưa dạy rằng: “Không học Dịch, làm gì rõ được đầu mối của tạo hoá.

  • Dịch mà thông thì sự lý trong vạn vật tự thông.
  • Chưa từng thấy chưa thông Dịch lại thông cả được cái lý của sự vật”.(Tác giả:Cốc Quang Tử)
  • Kinh điển Y Học Đông Phương thường nhắc đi nhắc lại “Bất tri DỊCH bất khả dĩ ngôn y – Không biết DỊCH đừng nói đến làm Thuốc”. Hải Thượng Lãn Ông cũng cảnh giác: “Học DỊCH trước đã rồi hãy học Y sau”.
  • Nguyễn Đình Chiểu cũng không khác! “Đạo y vốn ở Dịch kinh, không thông lẻ Dịch sao rành chước y”?
  • Giáo sư Huỳnh Minh Đức cũng nói: “Chưa từng thấy một người thầy thuốc giỏi nào mà Dịch lý, Y lý không biết”. Chúng ta đủ thấy Dịch lý, Y lý quan trọng đối với người thầy thuốc chừng nào?
  • Dịch là nguyên lý vận hành Trời Đất, con người với trời đất là MỘT, Hiểu được trời đất thì hiểu được người, hiểu được người mới mong làm tròn bổn phận thầy thuốc vậy.

 

Chìa thứ hai là Kinh văn người xưa viết bằng hán văn? Những điều người Xưa NGỘ, tạm viết bằng hán văn, hán văn không phải âm tiết mà là hình tượng (形像); hội ý (会意) và hài văn (諧文). Ba điều ấy từ chữ diễn Ý mà còn nói: "ý tại ngôn ngoại". Lời ngoài ý, ý không phải lời. Sâu xa đến nhường ấy, hỏi không đọc kinh văn, suy nghiệm lâu ngày sao thấu được minh triết của tiên hiền truyền lại. Nên chìa thứ hai người học đông y thường dùng đó là Hán văn. Không cần phải là nhà ngôn ngữ học, chỉ biết được Bộ thủ, và tra từ điển lỏm bỏm thì cũng giúp ích nhiều rồi. Mong mọi người yêu thích nền y học tiên nhân cố gắng thêm.

Lại nói thêm chìa thứ ba: Đó là thực tập thiền định, không phải là kiến thức thiền định mà đời sống thực tập thiền định.

Thiền định đưa lại sự tỉnh lặng, sự nghĩ ngơi, sự thông hiểu sâu sắc … và từ đó chúng ta sẽ nghiệm ra được ý tứ huyền diệu của người xưa, của thánh nhân tàng trong ngôn ngữ. Nhờ công phu thiền định, thường đi liền với đời sống nhân đức, chỉ khi ấy trí huệ mới khai mở được, mới thấy được, mới đủ đức hạnh thì tâm trí sẽ tự minh sáng giúp cho điều trị thêm phần hiệu nghiệm.

Người không có đời sống tỉnh lặng từ bên trong, khó mà đi tới nét uyên thâm của nền y học đông phương. Nếu có hay thì chỉ là người chữa bệnh kiếm tiền, qua một đời người rồi thôi, không thể thông đến các cảnh giới khác, cảnh giới thần tiên diệu vợi.

Nên đừng thấy có vị thầy thuốc chữa bệnh hay, chữa bệnh lạ … chỉ là cảnh phàm giới, dục giới mà thôi. Đôi lúc thầy thuốc có Ba Chìa Khóa mà chữa bệnh không có  hiệu quả. Vì vốn chữa bệnh là nơi bệnh nhân, thầy thuốc chỉ giúp tìm ra con đường để đi mà thôi, nếu họ không đi thì vị thầy thuốc cũng đành chịu.

Nói tóm lại, chỉ là khái quát cho quý vị thấy một nền y học xưa cũ được truyền thừa, ngày nay có ít người lãnh hội được, nên hay mất lòng tin và kiên nhẫn, đôi lúc còn phê phán tiêu cực.

Đó cũng là thời cuộc suy tàn của chân lý vĩnh hằng, thời cuộc chạy theo hiệu quả nhãn tiền của tham dục.

 Trình bày Ba Chìa Khóa không phải đề cao vai trò của thầy thuốc y học cổ truyền, mà chỉ muốn nói cái bổn phận làm nghề thuốc y học cổ truyền uyên thâm cần phải truy rèn tu tập, để không làm nguy hại một đời có duyên được là nghề y.

 

 

Lương y Dương Phú Cường

PCT. Hội Đông y Quận Gò Vấp, TP.HCM

 


Chia sẻ:

Bài viết khác

Gọi điện
Sms
Chỉ đường