KHẢ NĂNG CHỮA BỆNH CỦA THIỀN THƯƠNG (PHẦN V - PHẦN CUỐI).

KHẢ NĂNG CHỮA BỆNH CỦA THIỀN THƯƠNG (PHẦN V - PHẦN CUỐI).

KHẢ NĂNG CHỮA BỆNH CỦA THIỀN THƯƠNG (PHẦN V - PHẦN CUỐI).

KHẢ NĂNG CHỮA BỆNH CỦA THIỀN THƯƠNG (PHẦN V - PHẦN CUỐI).

KHẢ NĂNG CHỮA BỆNH CỦA THIỀN THƯƠNG (PHẦN V - PHẦN CUỐI).
KHẢ NĂNG CHỮA BỆNH CỦA THIỀN THƯƠNG (PHẦN V - PHẦN CUỐI).

KHẢ NĂNG CHỮA BỆNH CỦA THIỀN THƯƠNG (PHẦN V - PHẦN CUỐI).

LÀM SAO ĐỂ TỨC KHẮC CÓ ĐƯỢC NĂNG LƯỢNG ÁNH SÁNG?

Bạn muốn có Năng Lượng Ánh Sáng này, Bạn muốn có ngay lập tức, hai cái muốn này đều hợp lý và thành công. Ngay lập tức và đầy đủ. Vì căn bản của con người được tạo dựng có khả năng này và vì Trời ở bên người luôn luôn đổ đầy Năng Lượng Ánh Sáng. Cái quan trọng là con người có đủ khả năng nhận, và Trời đã tạo lập hình thành như thế, không phải vì con người tu tập mà có được Năng Lượng Ánh Sáng. Vì thế con người là bình đẳng, được nhận phần tối đa như nhau. Không phải vì tu học mà nhận thêm phần kẻ khác, bí mật của tu học đổ đầy Năng Lượng Ánh Sáng cho người khác được đầy do mình tràn ra. Người tu là đem ánh sáng cho người khác được đầy, nếu họ đầy thì ánh sáng sẽ lan tràn hơn.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ NHẬN NĂNG LƯỢNG ÁNH SÁNG:

1. Làm sạch bản thân: Bản thân phải trở về kết cấu mà tự nhiên đã cấu tạo, ở nơi thanh sạch, ăn uống thanh sạch thì giúp Năng Lượng Ánh Sáng dể thâm nhập vào bên trong. Về thức ăn nên ăn đúng với tự nhiên, hiện nay các nhà khoa học công nhận con người thích hợp với thức ăn thảo mộc và cốc loại. Riêng về nhận năng lượng ánh sáng thì thích hợp với thức ăn thanh khiết, không nên dùng bia rượu, đồ ăn uống kích thích và nhiều chất trược. Nên chọn Thanh mà bỏ Trược. Nhiều người ngay từ đầu đã thất bại tại chổ này, đừng tưởng rằng không cần thiết, người tu họ nhìn qua Bạn, họ sẽ thấy thanh và trược, họ biết đường tu của bạn liền, không dấu được đâu?

2. Làm sạch tâm trí: Tâm trí mình hay nghĩ vẫn vơ, do tập tính nhiều đời, đó cũng là bình thường. Bạn nên tập coi nó đang nghĩ gì? Bạn thay đổi cách suy nghĩ đơn giản hơn, khi Bạn tu tập Thiền Thương, Bạn sẽ học được cách đơn giản sự suy nghĩ, ánh sáng năng lượng sẽ tràn ngập tâm trí Bạn. Khởi đầu nó còn chưa định hình giản đơn, cũng không hề gì, lần lần Bạn sẽ thấy tâm trí của mình rất yên tĩnh. Chắc chắn Bạn sẽ đến đó và Bạn sẽ thấy mình thành công.

3. Thực hiện tâm từ bi: Hạnh từ bi là năng lực để Bạn tiến lên, Hạnh từ bi là mục đích Bạn theo đuổi, hạnh từ bi là niềm vui mà Bạn có được trong lúc tu tập Thiền Thương. Ai có hạnh từ bi, mọi việc trở nên dể dàng. Từ bi trong lời, từ bi trong ý, từ bi trong việc làm. Nó đã đầy đủ để bạn tiên xa, nếu không có nó, Bạn đừng tiến lên, coi chừng, gần như chắc chắn Bạn sẽ lạc đường.

4. Gìn giữ giới luật: Giới là những Bảng Chỉ Đường đừng vượt qua, thánh nhân đời trước khi tu tập, họ nhận ra những bảng chỉ đường ấy giúp người tu tập không đi lạc, mất công lui tới mệt lòng, nên đặt ra cho người hậu thế nghiên cứu đi theo, không phải là bó buộc nô lệ người tu tập, mà là trợ duyên giúp sức.

Giới phải tự nguyện thực hành, giới là ân phúc của người tu tập, không có giới bạn không hy vọng đến đích. Giới không phải là thành tựu, nên người giữ nhiều giới không phải là thành tựu cao hơn người giữ ít giới.

Giới chỉ là phương tiện ai cần thì dùng, nên có người ăn chay thì công phu tiến bộ, có người ăn chay lại bệnh hoạn triền miên, chay mặn không quan trọng, quan trọng nơi thanh trược, nơi tiến bộ tâm thức tu tập thuần thành.

Giới Thực: Mỗi người phải nghiên cứu tự chọn giới cho mình và tuân giữ nghiêm mật, không ai thay mình được, người khác chỉ giúp gợi ý mà thôi, dù Thánh Tiên Trời Phật định giới để mình chọn, chứ không thể áp đặt cho mình để dẫn đến thành tựu được. Giới thực là giới mình đang thực gìn giữ, giúp sửa đổi lỗi lầm tánh hư tật xấu. Giả như mình có tánh tham ăn, thì giới cần giữ là ăn vừa đủ no. Như mình có tánh hay đơm đặt chuyện không có thật, thì giới cần giữ là giới nói thật. Giới dùng để sửa tánh tật xấu, nếu không có tật xấu này, thì giới sửa tật không cần phải nhớ cho mệt. Thường người ta hay nói tu là sửa, giữ giới chính là đang tu, tu đồng với giới, giới đồng với tu. Giới như vậy gọi là Giới Thực.

Giới Hư: Giới hư là giới có biết mà không cần giữ. Giả như người không biết uống rượu thì không cần giữ giới không uống rượu, vì có biết uống đâu mà giữ giới. Hay giới sát sanh, trong lòng người này không có bao giờ nghỉ đến sát sanh, thì giới cấm sát sanh đối với họ không còn cần thiết. Vì thế có người nói tôi giữ mười giới, nhưng thực ra chỉ có vài giới là đang thật, còn những giới khác đã vượt qua từ lâu rồi. Giới có mà coi như không tác dụng thì gọi là Giới Hư.

Giới Trược: Giới trược là giữ giới mà coi khinh người không giữ giới, cho mình giữ nhiều giới hơn kẻ khác thì ngã mạn sinh ra ngày càng nhiều. Dù cho giữ nhiều giới mà bị kẹt mắc, nên tu lâu mà không thành tựu. Giới nhiều như vậy toàn là Giới Trược
Giới Thanh: Giới Thanh là giữ giới mà như quên giới, giữ một cách tự nhiên, nó là niềm vui của đời Tu Tập. Giới được giữ tự do không bị ép buộc, hoặc sợ trừng phạt đời sau, chẳng sợ luân hồi quả báo… giới như vậy là Giới Thanh.

Các giới thường dùng: uống rượu, tình dục lang chạ, trộm cướp, nói dối, nói hành, ác độc, nói thêm bớt, giờ giấc không thường tập luyện, nghĩ điều ác, thù hận, gian manh, thu góp bạc tiền, ăn uống phức tạp…. những điều này mỗi người tự xét nơi đời sống của mình để sửa giảm bớt từ từ. Mỗi ngày giảm một ít lâu dần nó đi liền với thăng tiến công phu tu tập Thương.

5. Kiên trì tu tập Thiền Thương: Sau khi đã có đời sống thay đổi như thế, bắt đầu ngồi yên tịnh cho thân được yên. Ngồi để làm gì? Không phải ngồi để cho khỏe mạnh sống lâu. Cũng không phải ngồi để thành Thánh Tiên Trời Phật. Cũng không phải ngồi để kiến tánh thành Phật, cũng không ngồi để suy diễn những điều cao sâu, cũng không ngồi để cho một hy vọng gì khác. Ngồi chỉ để mà ngồi yên tịnh thân. Vậy thôi. Khi ngồi ban đầu thân rất khó chịu, khó ngồi yên được. Ai ngồi Kiết Già được một giờ yên tịnh thì như có Đại Căn Tu Tập rồi.

Ngồi để làm gì? Ngồi để thấy thân khổ đau khó chịu, ngồi để vượt qua sự vọng động của thân, ngồi để thấy cái vô vị hoang mang của lòng người, ngồi để biết rằng mọi người tu tập ai cũng ngồi và nhờ ngồi mà thành tựu, ngồi là cái đầu tiên ông thánh ông thần nào cũng hành xử.

Chính Đức Giêsu đêm nào cũng lên núi ngồi. Đức Phật sau khi đi sáu bảy năm theo các môn phái tu tập, do duyên chưa tròn, vẫn không giác ngộ được Đạo nhiệm mầu. Ngài đành ngồi dưới một gốc cây và thề rằng: “Dù thịt nát xương tan, nếu không đạt Đạo, thề không rời khỏi chốn này” ( ). Ngài đã ngồi miên mật rất nhiều ngày, sách kinh cho rằng 49 ngày đêm, sau đó đã chứng ngộ được Đạo pháp vi diệu. Gốc cây ngài ngồi được đặt tên là Budda có nghĩa là cây tỉnh thức. Tên của Người cũng được đặt là Budda có nghĩa là người tỉnh thức. Vì vậy không ngồi thì gọi là không Budda có lẽ là được.

Người Thanh Tịnh Tâm cũng ngồi và chắc chắn sẽ có lời giải đáp cho sự ngồi này. Ngồi cho tê dại, cho mệt mỏi chán chường, cho tối tăm mày mặt, cho đến khi chán chê mê mỏi rồi bạn sẽ biết ngồi thiền là gì? Cái này chỉ có người ngồi mới biết, không ngồi dù nói ngàn năm cũng chẳng biết. Nếu không vượt qua giai đoạn này, thì xem tư liệu này chỉ rối trí thêm, bạn nên dừng lại và thực tập ngồi đi.

MỖI NGÀY PHẢI CÓ ÍT NHẤT MỘT GIỜ NGỒI THIỀN. 
Nếu bạn bỏ một ngày không thiền định, coi như công phu từ trước mai một mất thật nhiều.

Chọn một giờ cố định, một nơi cố định, thời lượng cố định, thường ít nhất là 60 phút (mới tập thì ít hơn, về sau phải ngồi cho được 60 phút). Đối với những người tu tập thiền định, sau một thời gian, họ tự tăng giờ và buổi thiền định lên mỗi ngày hai đến ba lần, thời lượng vượt qua 60 phút là bình thường. Có thể lên 70, 80, 100, 120 phút, …không giới hạn.

Có thể chưa cần tìm Pháp ngồi Thiền, vì khi ngồi pháp THIỀN tự hiện. Không ngồi dù có pháp Thiền thật, pháp thiền hay, pháp thiền của Phật… cũng trở thành phí bỏ. Vì mọi pháp thiền đều có LÝ và HÀNH. Nếu không HÀNH tức nhiên thành HUYỄN, đã là huyễn thì thành vọng tâm mà thôi. Phật ở trong Tâm, Pháp ở trong Ý, Tăng ở trong Thân. Đó là Tam Bảo, tất cả đều có nơi con người. Bạn không chỉ tìm bên ngoài, không chỉ tìm nơi người khác. Chắc chắn không có nếu nơi bạn không có. Nếu nơi bạn đã có thì nơi đâu cũng THẤY.

Ngồi thật ra như thế nhưng về sau không gì hạnh phúc cho bằng NÓ, trên đời này nó là báu vật vượt qua mọi cái mà người viết đã từng cảm nếm. Nên ngồi kiết già, giai đoạn đầu hơi khó thì ngồi tạm kiểu Bán Già rồi tập dần dần hai chân bắt chéo. Mỗi ngày ngồi ít nhất một giờ, liên tục hoặc hai ba giờ tùy, hoặc nhiều hơn. Ai bàn không cần ngồi cũng có năng lượng tuệ giác, có thần thông, có hạnh phúc, có an lạc…xin bạn đừng tin. Ngồi không có giới và hạnh, thà đi ngủ còn sướng hơn.

Xin cám ơn Quý Vị đã theo dỏi. Năm chương này chuẩn bị cho khóa học lúc 18g30 ngày 06.052019.

Lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNG


Chia sẻ:

Bài viết khác

TƯ LIỆU CĂN BẢN THIỀN THƯƠNG

Thật ra thiền là thiền thôi, như sông có nguồn từ suối, suối có nguồn từ vô tận trong đất núi mây trời. Cũng vậy, một phương pháp tu tập thiền định, không hà tất phải xuất phát từ một nguồn gốc rỏ ràng, mà hình như nó kết hợp tinh hoa của nhiều thể nghiệm của nhiều người, nhiều thời đại, qua nhiều nền văn hóa… để kết tập thành. Rồi chính nó cũng trở thành dòng kết tập cho trường phái khác đến sau nó, thăng hoa và biến chuyển lợi lạc cho người trùng duyên ứng hiện thuận thành. Vì thế Thiền Thương là dòng thác kinh nghiệm của nhân lọai, của nhiều vị hiền nhân kết tập, rút tỉa đúc kết và tạo thành, nó không dừng lại khô kết, nó tiếp tục hòa nhập và thăng biến thành lợi lạc cho ai thích thuận thành. Thiền Thương chú trọng đến lòng từ bi, giới luật và công phu liên tục hằng ngày để dòng minh triết của tự tâm liên tục, dòng năng lượng cân bằng âm dương được liên tục nên cần người đi trước điều dẫn nâng đở qua đặt tay kích hoạt đại huyệt (luân xa) trong các mạch Nhâm và mạch Đốc. Hiện nay chúng ta có rất nhiều phương pháp thiền định. Các phương pháp thường có xuất xứ từ các tôn giáo, nhất là trong các hệ phái Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Zen, Mật tông Tây Tạng, Tịnh Độ tông, Yoga, … phần lớn nó mang tính cách các tôn giáo, có lúc thần bí và giới hạn sự truyền pháp, thường không xuất hiện ở ngoài đại chúng. Nay một phương pháp mang màu sắc dân dã, được mang ra ngoài xã hội, và ai cũng có thể tập được. Không mang tính thần bí hay tôn giáo giáo điều. Như vậy có thiết thực và mang lại ích lợi không, hay chỉ phù phiếm uổng công tu tập? Phương cách ấy được gọi là Thiền Thương, từ nhiều nguồn, không phải hòa trộn mà là chắc lọc, đồng duyên hữu dụng, từng cá nhân cách biệt. Cái then chốt là đến gần “chân tánh thường hằng”, gặp được gọi là minh ngộ, gần hơn an lành hạnh phúc cho đời mình, chính là chân pháp đồng duyên hạnh ngộ. Thiền Thương không phải là một tôn giáo, hoặc một môn phái. Chỉ là một phương pháp tu tập đem lại lợi lạc cho đời người, giúp vơi bớt phiền muộn khổ đau. Không ngăn trở các tín điều, không loại trừ các phương pháp khác, giống như nước, thuận thì hòa nhập, không thì thôi.
Xem thêm
Gọi điện
Sms
Chỉ đường