Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ CHỨNG MẤT NGỦ

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ CHỨNG MẤT NGỦ

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ CHỨNG MẤT NGỦ

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ CHỨNG MẤT NGỦ

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ CHỨNG MẤT NGỦ
Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ CHỨNG MẤT NGỦ

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ CHỨNG MẤT NGỦ

Y HỌC CỔ TRUYỀN  ĐIỀU TRỊ CHỨNG MẤT NGỦ

Bs .CKI Dương Ngọc Trâm Anh
Thời gian ngủ đã chiếm khoảng 1/3 cuộc sống của chúng ta nhưng
không có gì tệ cho bằng  khi ai đó bị mất ngủ. Mất ngủ là từ thường
dùng để chỉ sự giảm sút về thời gian và độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi
sức khỏe sau khi ngủ. Mất ngủ còn gọi là rối loạn giấc ngủ: khó đi
vào giấc ngủ, hoặc không duy trì đủ tình trạng ngủ hay thức dậy quá
sớm. Cho dù chứng rối loạn giấc ngủ thuộc dạng nào đều ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt xảy ra trên những người trong độ
tuổi lao động.  Khi mất ngủ, cơ thể không có thời gian bù đắp lại năng
lượng mất đi trong ngày làm việc trước đó.
Tổng thời gian ngủ trung bình 7-8 giờ, biến thiên từ 4- 10 giờ thay đổi
tùy theo tuổi hay nhu cầu cá nhân. Nhưng đánh giá giấc ngủ không
chỉ dựa vào số giờ ngủ mà còn tuỳ thuộc vào chất lượng giấc ngủ, tức
là cảm giác thoải mái và đủ sức để phục vụ cho một ngày làm việc
tiếp theo. Nếu một người dù ngủ được 8 giờ một đêm nhưng sáng
hôm sau vẫn có cảm giác mệt mỏi, uể oải thì coi như giấc ngủ chưa
đạt chất lượng. Ngược lại, dù ngủ chỉ 5 giờ nhưng cơ thể sảng khoái
và vui vẻ để bắt đầu một ngày làm việc mới thì giấc ngủ đạt yêu cầu.
1. Các yếu tố thuận lợi và nguyên nhân của mất ngủ
1.1. Yếu tố bên ngoài:
- Căng thẳng trong công việc hoặc kinh tế bản thân, gia đình
- Xung đột với người chung quanh
- Sự cố lớn trong cuộc sống
- Mệt mỏi do công việc hoặc làm việc theo ca - kíp
1.2. Bệnh nội khoa:

- Tim mạch: mạch vành, loạn nhịp tim, suy tim
- Hô hấp: hen phế quản, ngưng thở khi ngủ
- Đau mạn tính: cơ khớp, thần kinh trung ương hay ngoại biên
- Bệnh nội tiết: đái tháo đường, cường giáp
- Tiêu hoá: viêm – loét dạ dày, viêm dạ dày – thực quản trào ngược
- Thần kinh: Parkinson, động kinh
- Phụ nữ đang mang thai…
1.3. Tâm - thần kinh:
- Rối loạn tính cách: trầm cảm, loạn thần
- Rối loạn lo âu
- Hội chứng cai thuốc, cai rượu
1.4. Mất ngủ do sử dụng một số thuốc:
- Thuốc chống động kinh
- Thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế giao cảm
- Thuốc lợi tiểu
- Nhóm steroid, thuốc hưng phấn thần kinh.
Tuỳ theo mức độ và nguyên nhân của mất ngủ, Y học hiện đại có
nhiều thế hệ thuốc từ thuốc kháng histamine tại thụ thể H 1 thế hệ 1
đến thuốc an thần gây ngủ để điều trị chứng mất ngủ tuy nhiên nếu sử
dụng kéo dài thường có những phản ứng ngoại ý nhất định.
1.5. Hậu quả của mất ngủ: ngủ thiếu hoặc không chất lượng đều
ảnh hưởng đến cơ thể:
- Hoạt động tâm – thần kinh: Khó tập trung, giảm trí nhớ, mệt mỏi,
cảm xúc không ổn định, giảm sức đề kháng (dễ bị nhiễm vi khuẩn hay
siêu vi.)
- Các bệnh mạn tính có sẵn: huyết áp không ổn định, đường huyết khó
kiểm soát, dễ thừa cân – béo phì, có nguy cơ gây đột quỵ não hay tim.
2. Y học cổ truyền với các biện pháp không dùng thuốc có thể
giúp cải thiện đáng kể giấc ngủ:
- Tâp thói quen nên ngủ vào một thời điểm nhất định vào buổi tối
- Không nên ngủ vào buổi trưa quá dài (trung bình 15 – 30 phút là
đủ),
- Phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáng (không quá nhiều vật, sách
vở…),ánh sáng phù hợp (không quá sáng),
-  Không ăn quá no hoặc ngược lại bị quá đói sẽ ảnh hưởng đến giấc
ngủ
- Tránh uống trà, cà phê đậm đặc vài giờ trước khi ngủ,

- Tập thở sâu, đặc biệt thở cơ hoành (thở vào sâu, bụng di động theo
nhịp thở trong khi  hạn chế cử động của lồng ngực: vai không nhấc
lên, cơ cổ, cơ ngực không co kéo mạnh).
- Tập thư giãn: nằm thả lỏng các cơ từ mặt, cổ, ngực, bụng, tay, chân;


không nghĩ ngợi miên man; tập trung tư tưởng theo dõi vào động tác
hít vào thở ra đều đặn; tự nhủ (autosuggestion) rằng tay chân và toàn
thân tôi có cảm giác nặng ấm. Thực hiện tốt thư giãn, giấc ngủ sẽ dễ
dàng có chất lượng.
- Day ấn một số huyệt có tác dụng dịu sự căng thẳng và an thần như:
Huyệt Ấn đường (điểm giữa hai đầu trong chân mày), huyệt An miên
(điểm sau dái tai khoảng 1,5 cm), huyệt  Nội quan (điểm giữa 2 gân
cơ trên nếp gấp cổ tay khoảng 3 cm), huyệt Tam âm giao (điểm trên
chỗ cao nhất của mắt cá trong khoảng 4 cm, sát bờ sau xương chày),
huyệt Túc tam lý (dưới góc dưới xương bánh chè khoảng 4 cm, phía
ngoài bờ trước xương chày).
- Xoa nóng bàn chân cả mặt lòng và mặt lưng, hoặc ngâm bàn chân
trong nước ấm khoảng 40 độ C. hoặc dưới 40 độ C tùy theo khả năng
chịu nhiệt của mỗi người
- Có thể nấu chè hạt sen, long nhãn… cũng có thể cải thiện giấc ngủ
- Nếu các phương pháp trên không cải thiện bệnh nhân nên đến các cơ
sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tùy theo thể bệnh mà có phác đồ
điều trị thích hợp kết hợp gồm châm cứu, dùng thuốc, xoa bóp, day ấn
huyệt, ngâm chân nước thuốc,tập dưỡng sinh.


Chia sẻ:

Bài viết khác

Gọi điện
Sms
Chỉ đường