$title_bar

$title_bar

$title_bar

$title_bar

$title_bar
$title_bar

giới thiệu

Thông thường những người sinh ra, nhận được một thể chất yếu đuối, vì sự sống là điều khao khát vô cùng mãnh liệt, vì thế chính họ phải chiến đấu để bảo vệ sự sống cho mình. Cái động cơ ấy làm nguồn cảm hứng cho đào luyện học tập, và họ trở thành người chữa bệnh có nhiều kinh nghiệm, hay là một thầy thuốc hay, cũng có thể trở thành một thầy thuốc nhân từ, vì đã cảm thông sự đau đớn của người bệnh. Đơn giản là chuyển duyên khổ thành cơ hội, biến cuộc đời thành nỗ lực phi thường vươn lên từ khổ đau đến thành tựu.

Lương y Dương Phú Cường thuộc vào duyên phận ấy, ông khi còn nhỏ vốn thể chất đầy đủ mọi loại bệnh, lại cha mẹ mất sớm, cuộc sống vô vàn gian khổ, ông phải đi những bước khó nhọc vào đời. Đã yếu lại còn khổ, nên đủ loại bệnh sinh ra. Thật là khổ chồng khổ, nhưng vốn bản tánh ham học, lại thêm có chút thông minh trời khiến, hai điều kiện ấy tự nhiên ông cố vươn lên và vươn lên được. Trong quá trình tìm kiếm lẽ sống cho đời mình, ông nhận ra được nhiều nguyên lý bảo vệ cuộc sống và chữa trị bệnh tật. Cái tìm ra ấy đôi lần trở nên phi thường, lan rộng, hữu hiệu phổ quát và hiệu quả. Đầu tiên là:

  1. Thuốc gần người: ai cũng cho rằng Sâm, Nhung, Quế, Phụ là quý. Thuốc gì mắc tiền, ở xa, khó kiếm, ít là quý. Ông lại cho rằng: Thuốc gì gần, rẻ tiền, dể kiếm, nhiều, là thuốc quý. Ông lại cho rằng Tinh, Khí, Thần, có nơi con người mới thật là quý. Cái suy tư ấy đã được tạp chí Cây Thuốc Quý đăng nhiều kỳ tác phẩm THUỐC GẦN NGƯỜI các kỳ (140, 141, 142, 143, 144, 145 và các kỳ báo Xuân).
  2. Người bệnh cho rằng bệnh thì tới bác sĩ hoặc thầy thuốc. Sau khi bị rất nhiều bệnh, đến rất nhiều thầy thuốc đông tây, cuối cùng ông nghiệm ra rằng: Bệnh của mình thì mình phải nghiên cứu tự chữa trị trước khi tìm kiếm người khác. Nói và làm, ông tìm kiếm nhiều phương pháp, thăm hỏi nhiều bác sĩ và các thầy thuốc đông y. Thầy thuốc là người hướng dẫn, hỗ trợ các phương pháp và hướng dẫn dùng thuốc. Nên phòng và tập luyện cũng như kiêng cữ mới là hệ trọng. Kiến thức về chữa bệnh ban đầu thật ra không phức tạp, phức tạp là do mình để lâu và bệnh trở nên nặng mới không thể chữa trị được, và ai cũng vậy. Từ đó ông hiểu cặn kẻ các nguyên lý của bệnh và các phương pháp phòng và chữa trị các loại bệnh ban đầu. Ông đã từng bước vượt qua nhiều loại bệnh, trở thành người tư vấn tâm huyết cho rất nhiều người tham cầu tìm học.
  3. Ông là người say mê Thuốc Gần Người, nên đi đâu ông cũng học, lên rừng xuống biển, học với đồng bào khắp nơi, học với các thầy thuốc nhiều vùng, học trong sách vở, học khi nghe ai kể chuyện các loại cây chữa bệnh, nên ông thu lượm nhiều kinh nghiệm hay khắp mọi nơi.
  4. Ông là người giảng dạy về y học dân tộc nhiều năm và nhiều lớp, nhiều loại hình bồi dưỡng kiến thức. Lúc đầu kiến thức còn nông cạn, do phải lãnh trách nhiệm giảng dạy nên ngày đêm phải đào sâu nghiền ngẫm tự nhiên lần lần được thông đạt đôi phần.
  5. Ông là người hiếu học nên gặp được rất nhiều vị thầy giỏi, kinh sách truyền đạt về: Y học, Tôn giáo, Thiền định, Châm cứu, Võ học, Yoga, Dưỡng sinh, Ngoại ngữ và Dịch học, Diện chẩn, chích lễ, bấm huyệt, thuốc nam…Nhờ kiến thức tổng hợp, nhờ duyên phần thiên bẩm hiếu học, nên kiến thức nhập buông, ông có thể luận phương, lập phương hiệu quả, dẫn đến các bài thuốc kỳ lạ, chữa cho nhiều bệnh nhân đau ốm rất lâu ngày, bằng những phương thuốc rất ít tốn kém, hiệu quả và an toàn.
  6. Ông hay căn dặn học trò, cái quý nhất của thầy thuốc, đương nhiên phải có y thuật vững vàng, cần nhất phải có đời sống tu dưỡng để lập được đời sống đức hạnh, mới có thể làm thầy thuốc giỏi được. Ông nói : “ Chúng tôi chưa bao giờ thấy một người không công phu tu tập mà thành tựu nghiệp lành, trình thuật này, xác quyết đời thầy thuốc là một đời tu”.(Trích trong tác phẩm CÁNH CHIM BẰNG)
  7. Thầy thuốc giỏi, muốn mở được nghành y học cổ truyền phải có ba chìa khóa: Thiền định, Dịch học và Hán văn. Nơi ông đều có đủ, tuy không phải đạt trình độ đều uyên thâm, nhưng cũng đủ sức để làm phương tiện nghiên cứu. Chính nhờ thế, khi luận phương và lập phương các phương thế chữa trị, thường người nghe phải hết lòng than phục.
  8. Ông viết khá nhiều sách về y học, nhiều bài nghiên cứu về thiền định. Ông đã dùng tu tập thiền định để tự chữa bệnh cho mình, cảm nghiệm sự chữa trị của thiền định là như thế nào? Ông đã lấy chính thân mình để lý giải sự chữa trị của thiền định. Ông dùng kiến thức Đông y để tìm những nguyên lý tương đồng giữa thiền định và y học cổ truyền. Ông có khả năng kết hợp dể dàng giữa hai trường phái làm khả năng chữa trị trở nên hoàn hảo và an lành. Ông là người đặt tên con đường thiền mình đi là: Thiền Thương. Thiền Thương đã mở gần 50 khóa học, mỗi khóa sáu buổi, cho hàng ngàn người theo học và nghiên cứu chữa nhiều loại bệnh nan giải, đem lại đời sống an bình, không tốn phí, phổ thông, cho dù ở nơi xa cũng có thể có nhiều lợi ích.

Đối với một con người, nhất là đối với các thầy thuốc thường họ ẩn mình, khó mà biết hết những điều thầm kín của cuộc đời của họ.

Những cái phác thảo bằng ngôn ngữ, không phải là chính vị thầy bằng xương thịt và thần quang, chúng tôi nghĩ rằng nó còn rất thô thiển để cho quý bệnh nhân và những ai muốn biết về một vị thầy thuốc. Nhất là các vị thầy khiêm tốn thường ẩn mình, lẽ tất nhiên để gặp và chuyện trò với ông cũng không có gì khó khăn lắm, nhưng cũng cần có chút gì đó duyên phận, chúng ta sẽ gặp được con người ông trọn vẹn hơn. Tôi có dịp đọc được bài thơ ông viết, khi ông kỷ niệm 20 năm ra trường và mười năm rong ruổi khắp nơi cầu tìm:

Bao năm làm thuốc, làm thầy lang,

Một chữ tâm y, khó vững vàng,

Canh vắng về khuya lòng tự hỏi?

Lợi danh huyền dẫn, mãi lang thang.

Bốn câu thơ mong manh, cũng có thể là lời tâm sự của lương y Dương Phú Cường khi bạn hỏi đời làm thuốc của thầy.

BBT Pharma An Đông

 

 

Gọi điện
Sms
Chỉ đường